Một trong những đại kỵ từ xa xưa các cụ ta nhắc đến là “xây tường chồng thêm tường”, điều đó có nghĩa là gì?
Xây tường chồng thêm tường, gia chủ không nghèo cũng bại vong’ là một trong những câu nói rất nổi tiếng từ xưa. Ý của câu nói này rất rõ ràng là nói tới quá trình xây nhà cần tránh một vài đại kỵ.
Câu đầu tiên của “thêm tường vào tường”, ám chỉ việc mở 1 cửa sổ mới trên bức tường trong của ngôi nhà. Nói cách khác, khi người ta xây nhà, một số kiến trúc sư hay thợ xây sẽ mở 1 cửa sổ hoặc lỗ trên tường, nếu làm điều này không cẩn thận sẽ ảnh hưởng tới kết cấu của tường chịu lực, không chỉ gây thiệt hại về tài chính mà còn gây ra mối lo về độ an toàn.
Ngày nay, việc gia cố nhà cũng cần chú ý tới điều này. Không thể tuy tiện xây cất, chằng chéo thêm những công trình khác vào công trình đã hoàn thiện, nếu không khéo có thể gây hại lớn tới gia chủ.
Như thế, chắc hẳn quý vị cũng đã hiểu ý của vế sau: “gia chủ không nghèo cũng bại vong”. Việc xây một ngôi nhà thiếu an toàn trước hết tiềm ẩn nguy hiểm cho gia chủ, sau đó là tốn kém và chắc chắn ở trong nhà không kiến cố cũng không bao giờ giàu có được.
Ngoài ra, ngày nay khi làm nhà, gia chủ cần chú ý những đại kỵ sau:
Kiểu dáng chân tường yếu
Đây là kiểu rất ít khi các gia đình mắc phải nhưng cũng không phải không có. Người xưa đã quan niệm rằng mọi thứ đều bắt đầu từ gốc rễ, có gốc thì mới có ngọn.
Vì vậy, khi xây dựng kiểu chân tường yếu như thế thì cả gia đình có thể gặp những tai ương. Hơn nữa, gia thế còn dễ suy vong, từ giàu sang nghèo chỉ là một chốc một lát, con cái thì bạo ngược, không nghe lời cha mẹ.
Diện tích mặt bằng trước rộng sau hẹp
Đây là kiểu dáng nhà có thể khiến gia chủ nghèo đói vì ít của cải. Bởi, phía trước nhà là phần đón tài lộc vào rất rộng, nghĩa là làm ra rất nhiều. Nhưng ở mặt bằng phía sau nhà hẹp tức là nhiều nhưng cuối cùng chẳng được bao nhiêu.
Phần phía sau được xem như như chiếc túi đựng của cải, càng rộng càng tốt. Còn phía trước là nơi hút khí thần tài, tuy hẹp cũng được nhưng có bao nhiêu là đổ vào nhà mình bấy nhiêu.
Nhà giữa cao, nhà trước và nhà sau thấp
Theo quan niệm phong thủy, nhà giữa đại diện cho người đàn ông trong nhà. Nhà trước và sau đại diện cho vợ và con. Nếu nhà giữa xây cao cũng không tốt, vì được cho là người đàn ông trong nhà lúc nào cũng đè đầu cưỡi cổ vợ.
Luôn to tiếng với vợ khiến gia đình bất hòa, con cái khổ sở. Thế nên, nên xây nhà bằng nhau để cả gia đình lúc nào cũng ấm êm.
Dáng nhà có góc tường rào nhà bên cạnh chỉa vào
Xét theo khía cạnh phong thủy, kiểu dáng nhà này giống như nhà mình gánh mũi chịu sào cho nhà bên cạnh vậy. Bởi có bao nhiêu vận xui từ bên tường rào chĩa thẳng mũi nhọn vào nhà mình. Nếu góc tường đó chĩa về phía bên trái thì đàn ông trong nhà không “giậm chân tại chỗ” thì cũng khó có thể thăng tiến.
Đã thế còn có thể bị tiểu nhân quấy phá, gặp tai ương. Còn nếu chĩa vào bên phải thì người phụ nữ trong nhà có thể cũng gặp vận hạn. Vì vậy đây cũng là một điều cấm kỵ khi xây nhà bạn cần nhớ.
Kị xây nhà trên đất hình tam giác, lồi lõm
Hình thế của mảnh đất có ảnh hưởng rất lớn đến hòa khí gia đình, Theo đó, nếu xây nhà trên mảnh đất hình tam giác với địa hình bị cắt xẻ sẽ dễ dẫn đến những bất hòa giữa mọi người trong nhà, khiến gia đình khó yên ổn. Ngoài ra, địa thế đất lồi lõm cũng khiến quá trình thiết kế, thi công ngôi nhà gặp phải không ít trở ngại, tốn thêm kinh phí.
Do đó, bạn cần chọn một mảnh đất tọa lạc tại những vị trí cao ráo, rộng rãi, thông thoáng để xây nhà.
Xây nhà cuối đường, điều đại kị phong thủy
Ngôi nhà xây ở vị trí cuối đường hoặc sát đường lớn, có nhiều xe to qua lại là một trong những đại kị phong thủy. Bởi, những ngôi nhà nằm ở cuối đường sẽ bị các ngôi nhà xung quanh chắn, trở nên âm u, thiếu dương khí, cản trở đường tài lộc. Không chỉ vậy, trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, phương tiện cứu hỏa cũng rất khó có thể vào.
Còn vị trí ngay đường lớn trong phong thủy là vị trí sát thương. Trên thực tế, đã có những ngôi nhà nằm gần đường cái lớn bị ảnh hưởng từ những cuộc va chạm của các phương tiện giao thông, bị sập một góc nhà, đâm đổ tường…, thậm chí, là nguy hại đến tính mạng con người.
Đại kị phong thủy khi mở cửa trước, lối vào chính
Cửa trước được xem là vị trí quan trọng trong phong thủy nhà ở. Đây là nơi dẫn khí vào nhà. Do đó, khi mở cửa chính cho nhà ở cần chú ý một số điểm sau:
Cần xây dựng cửa trước rõ ràng, nổi bật
– Phải mở cửa trước ra từ bên trong
– Cửa trước không thẳng được thẳng với cửa sổ hoặc cửa ra vào nào khác.
– Từ cửa trước không nên nhìn vào phòng tắm hoặc nhà kho
– Cửa trước không nên thiết kế đối diện với cầu thang lên tầng, sẽ khiến nguồn năng lượng trong nhà bị chảy ra ngoài.